Sáng hôm nay 16/5/2022, nhân dịp kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5), tại Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (thủ đô Hà Nội), Ủy ban Trung Ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã tổ chức Lễ Trao giải thưởng Kovalevskaia năm 2021 tôn vinh các nhà khoa học nữ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung, lĩnh vực nghiên cứu khoa học tự nhiên nói riêng.
Tính đến năm 2020, Ủy ban Giải thưởng Kovalevskaia Việt Nam đã xét chọn và trao Giải thưởng cho 20 tập thể và 49 cá nhân nhà nữ khoa học có thành tích nghiên cứu khoa học tự nhiên xuất sắc và có ứng dụng nổi bật trong các lĩnh vực toán học, hóa học, sinh học, y tế, giáo dục, nông nghiệp… Qua đó tôn vinh, khuyến khích phụ nữ tiếp tục nỗ lực, đam mê trên con đường nghiên cứu khoa học, có được nhiều công trình nghiên cứu giá trị, ý nghĩa, đóng góp xứng đáng vào nền khoa học của nước nhà, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Năm 2021 có 02 nhà khoa học nữ Việt Nam tiếp tục được nhận Giải thưởng này.
———————————————–
Tốt nghiệp Tiến sỹ ngành Dược học tại Đại học Y Dược Toyama, Nhật Bản vào năm 2005, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai đã về công tác tại Khoa Hóa học của game bài đổi thưởng qua ngân hàng tvlink , Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm bấy giờ chưa có hướng nghiên cứu về Hóa Dược, GS. Mai đã dần xây dựng hướng nghiên cứu này và thành lập Chuyên ngành Hóa Dược vào năm 2014, cho đến nay đã xây dựng được một nhóm nghiên cứu bao gồm 01 giáo sư, 01 phó giáo sư, 2 tiến sĩ, 4 thạc sĩ và được công nhận là Nhóm nghiên cứu mạnh của ĐHQG-HCM năm 2020, mà GS. Mai chính là trưởng nhóm nghiên cứu này.
Nhóm nghiên cứu của GS. Mai tập trung vào việc phát hiện các dược liệu cũng như các hợp chất có tác dụng điều trị các căn bệnh liên quan đến rối loạn nội tiết như bệnh đái tháo đường; rối loạn chuyển hóa như bệnh gout và sạm nám da; suy giảm trí nhớ như bệnh Alzheimer; kháng ung thư tụy, kháng oxi hóa, chống viêm loét dạ dày hoặc tác dụng giảm đau, kháng viêm khớp. Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã xây dựng các quy trình và tạo một số sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm khớp, viêm loét dạ dày cũng như ung thư đường tiêu hóa từ dược liệu trong nước, góp phần thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Dược ở nước ta.
Thành tích nghiên cứu và công bố quốc tế của GS. Mai cũng rất ấn tượng với tổng cộng 135 bài báo khoa học gồm 75 bài báo quốc tế uy tín và 60 bài báo quốc gia. Đặc biệt đã phát hiện và công bố hàng trăm hợp chất có cấu trúc mới trên thế giới chưa có. GS. Mai cũng đã tham gia xuất bản 01 sách chuyên khảo, 01 chương sách chuyên khảo và 1 giáo trình thuộc nhà xuất bản có uy tín. Ngoài ra, có 2 sáng chế được Cục sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn đăng ký. Nổi bật nhất là chuỗi nghiên cứu về các sản phẩm của loài ong nuôi ở Việt Nam, GS Mai và nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiều hợp chất kháng ung thư tụy mới từ keo ong không ngòi đốt cũng như chứng minh được tác dụng kháng viêm khớp, giảm đau của nọc ong mật trên động vật thực nghiệm. Qua các kết quả nghiên cứu này cho thấy nếu tập trung khai thác các sản phẩm như keo ong, nọc ong làm các nguyên liệu hóa dược ở các trang trại nuôi ong vừa giúp tăng thu nhập cho nông dân, vừa góp phần tăng cường sức khỏe của cộng đồng, giúp chủ động nguồn nguyên liệu hóa dược trong nước và giảm nhập khẩu thuốc.
Với sự say mê và tham gia tích cực các hoạt động nghiên cứu khoa học, GS. Mai đã và đang tiếp tục cống hiến những kết quả công bố quốc tế uy tín về dược liệu Việt Nam, góp phần phát triển ngành Công nghiệp Dược trong nước và thế giới.
Hiện Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai đang giữ chức vụ Phó Hiệu trưởng game bài đổi thưởng qua ngân hàng tvlink , Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Một số hình ảnh tại buổi Lễ trao giải thưởng sáng nay:
PGS.TS Nguyễn Minh Tâm chụp ảnh lưu niệm chúc mừng GS. TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tặng Giải thưởng Kovalevskaia cho GS. TS. Nguyễn Thị Thanh Mai
GS. TS. Nguyễn Thị Thanh Mai tham gia phỏng vấn và chia sẻ câu chuyện nghiên cứu của mình