game bài đổi thưởng qua ngân hàng tvlink - Top Game Đánh Bài Online Rút Tiền Qua Ngân Hàng

Trường ĐH KHTN phối hợp tổ chức “Khóa đào tạo công nghệ MEMS và vi mạch bán dẫn 2017”

Trường ĐH KHTN phối hợp tổ chức “Khóa đào tạo công nghệ MEMS và vi mạch bán dẫn 2017”

Sáng ngày 25/9, Khóa đào tạo công nghệ MEMS và vi mạch bán dẫn 2017 do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM phối hợp cùng Hội Công nghệ Vi mạch Bán dẫn TP.HCM tổ chức đã chính thức khai giảng tại cơ sở 227 Nguyễn Văn Cừ của Trường ĐH KHTN.

Nhân dịp này, Trường ĐH KHTN và Trung tâm ICDREC cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác giữa hai bên.

Đại diện Trường ĐH KHTN (trái) và ICDREC ký kết thỏa thuận hợp tác

 

Khóa đào tạo công nghệ MEMS và vi mạch bán dẫn 2017 sẽ diễn ra từ 25/09 – 29/09/2017 nhằm cung cấp các kiến thức và chia sẻ kinh nghiệm về công nghệ chế tạo linh kiện vi mạch bán dẫn, MEMS; góp phần hình thành đội ngũ nhân lực về ngành vi mạch bán dẫn với khả năng viết bài báo khoa học, học tập, nghiên cứu tại Mỹ và các quốc gia khác.

Tham gia báo cáo trong khóa học lần này có GS.TS. Trần Trí Năng (University of Minnesota, USA), ThS. Ngô Đức Hoàng (Trung tâm ICDREC), PGS.TS. Nguyễn Văn Hiếu (Trường ĐH KHTN), PGS.TS. Vũ Thị Hạnh Thu (Trường ĐH KHTN), TS. Hồ Thanh Huy (Trường ĐH KHTN), ThS. Nguyễn Hữu Trương (PTN Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH KHTN).

mem2.jpg

BTC tặng quả lưu niệm cho các báo cáo viên

 

Nội dung khóa học sẽ tập trung chủ yếu vào 7 chuyên đề: Tổng quan về MEMS và ứng dụng, Thiết kế mask và qui trình quang khắc, Chế tạo cấu trúc MEMS, Chế tạo cấu trúc MEMS, Công nghệ CVD dùng trong MEMS, Công nghệ CVD dùng trong MEMS, Nghiên cứu và chế tạo điện cực TCO và công nghệ phún xạ, Thực hành chế tạo điện cực, SOTB (Silicon on Thin Buried Oxide): Công nghệ tiềm năng cho thế giới IoT (Internet of Things).
 
Bên cạnh các chuyên đề về MEMS, khóa học còn có thảo luận chung về các kỹ năng mềm cho người nghiên cứu khoa học và đi làm trong lĩnh vực công nghệ: viết bài báo khoa học, hồ sơ patent, học tập và nghiên cứu ở nước ngoài đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản,…

mem3.jpg

Khóa học có sự tham gia của hơn 20 học viên

 

Ngoài đối tượng tham gia là các trợ giảng, sinh viên (tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân) đang nghiên cứu/ học tập các ngành có liên quan đến bán dẫn, linh kiện điện tử, nano, khoa học vật liệu của các trường trong ĐHQG-HCM; các nghiên cứu viên SHTP Labs; khóa học còn hướng đến các kỹ sư, nghiên cứu viên, kỹ thuật viên,… đang công tác tại công ty-viện- trung tâm; bộ phận R&D của các nhà máy liên quan đến vi mạch bán dẫn. 
 
Kết thúc khóa học, BTC sẽ có nhận xét đánh giá và trao Giấy chứng nhận cho các học viên tham gia.

 

Tin KHTN